Trang thông tin điện tử huyện gia viễn
CHÀO MỪNG ĐẾN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN GIA VIỄN

Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tổ chức xét xử trực tuyến

Thứ sáu, 03/05/2024

Ngày 03/5, Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tổ chức phiên tòa xét xử công khai theo hình thức trực tuyến 4 vụ án hình sự sơ thẩm.

4 vụ án hình sự xét xử các tội danh tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy đối với các bị cáo Lương Tất Bôn, sinh năm 1983, nơi cư trú: xóm 9, xã Liên Sơn; bị cáo Nguyễn Hữu Nam, sinh năm 1998, nơi cư trú: thôn Hán Nam; bị cáo Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1993, nơi cư trú: thôn Đồi, xã Gia Phú; bị cáo Nguyễn Văn Hữu, sinh năm 1958, nơi cư trú: xóm 1, xã Gia Sinh.

Các phiên tòa được tổ chức tại 2 điểm cầu: Điểm cầu trung tâm hội trường xét xử Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; các bị cáo có mặt tại điểm cầu thành phần Trại tạm giam Công an tỉnh. 

Các vụ án hình sự sơ thẩm được đưa ra xét xử công khai trực tuyến đều thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội.

Vụ án thứ nhất, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tuyên phạt bị cáo Lương Tất Bôn, 18 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm c khoản 1, khoản 5 Điều 249 Bộ luật Hình sự.

Vụ án thứ hai, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Nam, 27 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm c khoản 1, khoản 5 Điều 249 Bộ luật Hình sự.

Vụ án thứ ba, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Lịch, 25  tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm c khoản 1, khoản 5 Điều 249 Bộ luật Hình sự.

Vụ án thứ tư, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hữu 36 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm c khoản 1, khoản 5 Điều 249 Bộ luật Hình sự.

 Trong quá trình xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã triển khai đầy đủ các thủ tục của một phiên tòa theo quy định; hệ thống đường truyền ổn định; tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân...

Việc xét xử trực tuyến nhằm hỗ trợ hoặc thay thế xét xử trực tiếp, giúp nâng cao chất lượng; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Tòa án; mở rộng cơ hội tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả công tác cải cách tư pháp của ngành Tòa án. 

Tổ chức theo hình thức trực tuyến đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án. 

 Lê Thảo (Trung tâm VHTT&TT)

Bài viết khác